Nếu rượu như đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực Phương Tây, thì Phương Đông có trà, là đồ uống thuần khiết nhưng phong phú về hương vị, tinh tế và đòi hỏi người thưởng thức phải có sự nhạy bén của các giác quan. Trà là đẳng cấp của hương vị Châu Á.
Cây trà có nguồn gốc từ đâu?
Cây chè (trà) có tên khoa học là CAMELLIA SINENSIS được người Pháp đưa vào trồng ở Cầu Đất (Đà Lạt) năm 1927, sau đó có mặt ở Di Linh và B’lao năm 1930. Ngày nay, tổng diện tích trồng chè của Lâm Đồng chiếm hơn 25.500 ha.
Trước đây, các cụ uống trà thường nhắc đến trà B’lao. Đây là tên địa danh do người dân tộc sinh sống tại vùng đất này thường gọi, mà ngày nay là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Khởi nguồn từ cách chế biến cổ truyền luộc ép bớt nước đắng rồi sao khô và ướp hoa nhài, hoa sói, ngày nay du nhập thêm những phương pháp chế biến cầu kỳ của Đài Loan và Nhật Bản. Các giống trà mới được phổ biến theo là để đáp ứng lại các yêu cầu kỹ thuật và “gu” uống trà.
Toàn thế giới có đến 40 nước trồng trà hằng năm sản xuất ra khoảng 3 triệu tấn trà, tập trung nhiều ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Bangladesh, Pakistan, Iran, Việt Nam, Korea, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Nepal, Thái Lan… Ngoài Châu Á ra thì Kenya ở châu Phi, Argentia ở châu Mỹ và Úc cũng là những nước sản xuất nhiều trà. Riêng Trung Quốc đã có trên 200 loại trà.
Trà được phân thành mấy nhóm?
Cùng một giống trà nhưng trồng ở những nước khác nhau lại cho ra sản phẩm có phẩm chất riêng, do khác biệt về các điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, điều kiện canh tác.
Từ một cây trà, người ta có thể làm ra nhiều loại trà khác nhau dựa trên quá trình lên men (mức độ oxy hóa lá trà). Mức độ lên men từ 0% đến 100% tạo nên sự đa dạng về hương vị, đó là chưa kể đến các kỹ thuật chế biến khác, các công thức đặc biệt.
Có hàng ngàn loại trà trên thế giới như vậy, thì phân loại chúng bằng cách nào? Có một giai đoạn của quá trình chế biến được sử dụng làm thước đo để phân loại các sản phẩm trà.
Quy trình chế biến trà cơ bản trải qua 5 giai đoạn, một số loại trà có thể không có đủ 5 giai đoạn hoặc lặp lại 1 giai đoạn nào đó nhiều lần. Đó là các giai đoạn:
?Hái chè: Thu hái búp chè hoặc lá chè và đưa về khu vực chế biến
?Tách nước: Bằng cách làm héo lá chè (héo nắng, héo mát) giúp lá chè mềm ra
?Làm dập: Bằng cách vò, nghiền hoặc quay lá trà
?Oxy hóa: Thúc đẩy các enzim trong trà tương tác với oxy trong không khí, quá trình này làm thay đổi thành phần hóa học của trà.
?Sấy trà: Đình chỉ các phản ứng và làm khô trà.
Trong 5 giai đoạn này, chúng ta cần lưu ý giai đoạn số 4 – Oxy hóa trà, vì đây là giai đoạn quan trọng tạo nên sự đa dạng về hương vị cho trà thành phẩm do trong giai đoạn này thành phần hóa học của lá trà đã thay đổi.
Dựa trên mức độ Oxy hóa trà, hiện nay trà thường được phân thành 3 nhóm chính:
?Trà Xanh (không oxy hóa),
?Trà Ô Long (oxy hóa một phần),
?Trà Đen (oxy hóa toàn phần).
————-
?Đăng ký ngay hôm nay để được giảm giá 50% các khóa học pha chế: m.me/maxkocenter/
http://maxkovietnam.vn/
==========================
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ MAXKO VIỆT NAM
══ ✥ Trung Tâm Dạy Pha Chế Maxko ✥ ══
? http://maxkovietnam.vn/
☎️ Hotline: 0962 3113 96 – 096 392 8181
? Số 23 Lô E, KĐT Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội